Lực lượng Trận_Thuận_Xương

Binh lực

  • Binh lực của Kim bao gồm:
    1. Cánh quân tiên phong của Hàn Thường, không rõ quân số.[5]
    2. Cuộc tấn công đầu tiên với hơn 3 vạn binh do Tam lộ đô thống, Cát vương Hoàn Nhan Tụ và Long Hổ đại vương Đột Hợp Tốc chỉ huy.[5]
    3. Cuộc tấn công thứ hai với hơn 10 vạn binh do Hoàn Nhan Tông Bật đích thân chỉ huy, có lẽ đã bao gồm các cánh quân của Hàn Thường và Hoàn Nhan Tụ, Đột Hợp Tốc.[5] Trong đó có 2 cánh thiết kỵ mà người Kim gọi là Trường Thắng quân, còn người Tống gọi là Quải Tử Mã [lower-alpha 6], chuyên dùng để công kiên [lower-alpha 7], thường về cuối cuộc chiến mới dùng đến. Thành viên của Trường Thắng quân đều là người Nữ Chân. Đặc biệt Hoàn Nhan Tông Bật còn đem theo 3000 nha binh để đốc chiến. Binh này đều khoác giáp nặng (trọng khải giáp), đầu đội mũ Đâu mâu sắt có vành rộng bao quanh nên được đặt hiệu là ‘Thiết Phù Đồ’. Thiết Phù Đồ tổ chức 3 người làm 1 ngũ, xâu lại với nhau bằng dây da, mỗi khi tiến 1 bước, lập tức đẩy Cự mã che chắn phía trước [lower-alpha 8], thành ra chỉ có tiến mà không lui.[4]
  • Tống: Năm 1136, Lưu Kĩ được tiếp quản Bát tự quân của Vương Ngạn và Thân quân mã quân của Giải Tiềm, biên chế làm đội quân của riêng mình. Ngay khi được Tri Thuận Xương phủ Trần Quy báo tin Đông Kinh thất thủ, Lưu Kỹ nói: “Quân ta có 18,000 người, mà hậu cần chiếm một nửa, lại từ xa đến, dựa vào sức mình thì không thể làm gì!” Thực tế, số lính Tống có thể chiến đấu ở trận này là chưa đến 5,000 người.[5]

Tướng soái

  • Kim soái Hoàn Nhan Tông Bật đã lập rất nhiều chiến công trong xung đột Kim – Tống, được người Tống gọi là “Tứ thái tử” (nhằm so sánh với “Tam thái tử” Hoàn Nhan Tông Vọng), nhưng đây là lần đầu tiên Tông Bật tiến hành chiến tranh trong vai trò thống soái tối cao của quân đội nhà Kim.
  • Tống soái Lưu Kỹ chưa có danh vọng gì trước trận đánh này. Lưu Kỹ vốn là chỉ huy thân quân tạm quyền do Tống Cao Tông chỉ định (do ái tướng của Cao Tông là Dương Tồn Trung tạm rời thân quân để chiến đấu lập công), rồi may mắn được nắm giữ binh quyền. Ban đầu, Đông kinh phó lưu thủ là một chức vụ không quá khó khăn khi hòa ước vẫn còn hiệu lực.
  • Hoàn Nhan Tông Bật và Lưu Kỹ đều từng tham chiến ở trận Phú Bình, nhưng đấy là kỷ niệm đáng quên với cả hai. Tông Bật lọt vào vòng vây của quân Tống, nhờ bộ tướng liều chết chiến đấu mới thoát ra.[6] Lưu Kỹ được ghi nhận là tướng lãnh hăng hái nhất trong quân Tống, nhưng rốt cục vẫn chịu thất bại.[7] Tất cả vinh dự của trận Phú Bình thuộc về tướng Kim là Lâu Thất.[8]

Liên quan